Trang chủ Chưa được phân loại Gameplay, Artstyle và những điều nên biết khi làm Game

Gameplay, Artstyle và những điều nên biết khi làm Game

bởi HuyNQ

Khi làm một dự án game, đồ họa Game luôn mang lại giá trị thị giác cao nhất, là điểm đầu tiên thu hút người chơi trước khi khám phá Gameplay. Đồ họa game bao gồm rất nhiều lĩnh vực: UI, UX; Art character, background, item; Animation và FX. Một game có chất lượng đồ họa tốt là tổng hòa của tất cả những yếu tố trên.

Thuật ngữ: GD (Game Designer), Animation (chuyển động nhân vật), FX (Hiệu ứng).

Là một người đã trải nghiệm cả 3 vị trí trên, luôn tìm cách để tối ưu phương pháp làm việc và phối hợp những yếu tố đó, mình có 1 vài điều muốn chia sẻ để lưu trữ lại cho những dự án sau.

  1. Biết vẽ

Là một Animator, FX hay Artist, điều kiện cần và đủ đầu tiên là phải biết vẽ, vẽ cho artist, vẽ sketch demo cho animation, và vẽ marterial cho fx.

Hiện nay có rất nhiều Software hỗ trợ việc tạo ra FX hay Animation, nhưng để làm chuyên nghiệp bạn luôn cần sự nhanh chóng và hiệu quả của vẽ sketch demo.

(Animation)

(FX)

Với một bản demo nhanh thế này chỉ mất 1 buổi để phác thảo, nhưng nó giúp GD và Art-leader có thể hiểu được Animation hay FX, thay vì cả ngày ( hoặc 2-3 ngày) hoàn thiện 1 nhân vật không đúng ý của GD. 

  1. Kinh nghiệm nhỏ khi kết hợp Animation và FX
  • Tool kết hợp file Anim và FX (Spine, Unity,…), giúp Animator hay người làm FX nắm bắt và kết hợp được 1 cách trực quan và dễ dàng, tạo Tool 1 lần nhưng sử dụng lâu dài cho nhiều dự án.
  • Tối ưu FX bằng cách làm Partical của Unity, hạn chế sử dụng ảnh FX trên Spine Animation vì chất lượng ảnh vỡ và nặng hơn nhiều.
  • Xuất file ảnh FX từ các phần mềm như Photoshop, Adobe Effect, OnSquare,… nên để ở Size 512,1024, 2048,… (chia hết cho 4) để khi lên Unity có thể tùy chỉnh theo mong muốn.
  1. Gameplay và Artstyle – cột sống của game.

Gameplay là nền móng, Artstyle là những viên gạch, hãy bắt đầu với một nền móng tốt và những viên gạch chất lượng, sau đó trang trí ngôi nhà vững chắc của Game bằng những tính năng phụ.

Phải phân tích và xác định từ đầu, Game mình nổi bật, khác biệt hơn những tựa game khác ở điểm gì? Gameplay, hay Artstyle, hay cả 2, tập trung vào điểm cốt lõi đó, làm ra sản phẩm đầu tiên thật đơn giản; sau đó tinh chỉnh, cải tiến Art, Anim, FX,… đến khi nào chính bản thân bạn thật sự hài lòng và thích chơi game của chính mình; thêm các tính năng phụ ở các version tiếp theo.

Đừng cố gắng thử thêm cái này, thêm tính năng kia khi Gameplay còn chưa hấp dẫn, Art còn mong muốn sửa nhiều,…Hãy luôn nhìn lại mục tiêu đầu tiên khi mới bắt tay vào làm, để tự nhắc bản thân “Vì sao mình bắt đầu?”

  1. Yêu lấy chính Game của mình

Chúng ta thấy gì khi so sánh 2 tượng đài Moba hiện nay trên thế giới: Dota và LMHT? Đây là 2 game hoàn toàn khác nhau?

(Chung một nguồn gốc từ DotA – 1 Custom map của WarCraft 3)

LMHT và Dota 2 vẫn hiện đang là 2 tựa game MOBA nổi bật và thu hút đông đảo người chơi nhất – thậm chí còn chia đôi game thủ thành 2 nhóm đối lập nhau khi so sánh 2 tựa game cùng một nguồn mà phát triển thành.

Nhưng, bản thân LMHT ngay từ những ngày đầu ra mắt, Artstyle xấu, Gameplay không thể khác biệt so với DotA, lý do gì để chính bản thân họ yêu thích game đó, nói gì đến Users?

League of Legends (LoL) 2009 vs 2019 - YouTube
(LMHT 2009 – 2019)

Họ đã phải đặt ra Rule, yêu cầu chính team phát triển phải chơi game của mình một cách nghiêm túc, tìm mọi cách để làm sao chính họ muốn chơi LOL hơn Dota. LOL là đứa con tinh thần của họ, không phải là 1 sản phẩm ăn theo.

Trải nghiệm chính game của mình hàng ngày hàng giờ giúp bạn nhận ra những thiếu sót cần bổ sung, hay cần thay đổi, cần giữ lại,…, dù bạn ở bất cứ vị trí nào của team, và điều đó là cần thiết.

  1. Quy chuẩn hóa sản phẩm cho outsource

Outsource là một cái gì đó mà các hãng game lớn như Riot, SuperCell,… đều cần.

Thuê OutSource – những dân chuyên về mảng làm tinh sản phẩm, sẽ tiết kiệm thời gian và công sức của team rất nhiều khi phải hoàn thiện sản phẩm. Bạn thiết kế, còn để họ hoàn thiện, khởi đầu sẽ luôn có khó khăn, nhưng khi đã thuần thục, đã có những quy chuẩn tốt, nguồn lực công ty luôn được sử dụng tối đa.

(Đặt tên theo quy chuẩn)

Nhưng mặt khác, khi cần tinh chỉnh sản phẩm theo nhu cầu của team thì sẽ rất khó khăn. Vì vậy, hãy tạo ra những quy chuẩn cần thiết để khi nhận sản phẩm cuối cùng, bạn vẫn có thể tinh chỉnh hoặc thiết kế thêm theo ý muốn của mình.

(Cắt khớp đầy đủ trước khi làm Animation)

Nhấn để đánh giá bài viết!
[Số đánh giá: 1 Trung bình: 5]

Có thể bạn quan tâm

1 bình luận

AnhNH 13/01/2021 - 4:59 Chiều

Quá hay, xuất sắc =))))

Trả lời

Để lại bình luận