Trang chủ Game Design Tản mạn về Màu sắc trong Game

Tản mạn về Màu sắc trong Game

bởi root

Chức năng chính của màu sắc trong game là xác định/phân biệt Game Objects một cách dễ dàng hơn. Tuy nhiên cũng giống như trong phim ảnh, hội họa hay thiết kế, màu sắc trong game còn có thể chi phối

 

1. Cảm xúc

Như ảnh dưới đây, ta giữ nguyên bối cảnh/vật thể nhưng thay đổi màu sử dụng, kết quả là mỗi bức ảnh khơi gợi trải nghiệm rất khác nhau

Color Grading là 1 technique làm phim thường được áp dụng trong game: thay đổi màu sắc để thay đổi tâm trạng nhân vật hay không khí/atmosphere của game

Cùng 1 cảnh nhưng với 4 color grading khác nhau, dường như môi trường của game này đã thay đổi hoàn toàn.

 

2. Branding

Giống như các ngành nghề khác, Màu sắc đóng vai trò quan trọng về Branding của game, giúp sản phẩm dễ nhận diện thương hiệu.

  • Blue và Orange của Portal

Ngoài ra, nếu màu sắc phù hợp – dưới góc độ của marketing – còn giúp target đến tập khách hàng mục tiêu của thể loại game tương ứng dễ dàng hơn. Ví dụ: màu sắc tươi sáng (brighter colors) được sử dụng nhiều trong các game casual, trong khi “những màu có sắc thái hơn” (more nuanced colors) thường được sử dụng trong các game midcore, hardcore

Tổng hợp screenshot thu nhỏ của các game Casual

Tổng hợp screenshot thu nhỏ của các game FPS

 

Mặt khác, đôi khi quyết định sử dụng màu sắc gì trong game còn bị ảnh hưởng bởi yếu tố “trend” hay “fashion” thời bấy giờ. Ảnh dưới đây liệt kê về các mẫu màu từ phổ biến nhất của các game nổi tiếng tại bốn năm khác nhau, trải dài qua ba thập kỷ.

Theo blogger Xaphan, năm 2012 có sự dịch chuyển khá rõ ràng về game color theme/scheme được sử dụng, khi gam màu được ưa chuộng sử dụng là Blue và Brown/Orange. Anh này cho rằng việc giảm tính cộng hưởng màu? (reduction of vibrancy) giúp game có tính đồng nhất hơn và qua đó làm bối cảnh game chân thực hơn? Rất nhiều game đã chủ động sử dụng colour desaturation và tinting technique để tăng tính chân thực cho thế giới ảo.

Heavy Rain (PS3) – Chapter cuối. 1 khung hình nhìn đâu cũng thấy màu nâu xám.

3Phân cấp độ hiển thị trực quan

Trong một màn chơi có vô số các yếu tố cấu thành, và những yếu tố này tạo nên một hệ thống phân cấp bậc rất quan trọng ví dụ thứ tự ưu tiên hiển thị của 1 màn chơi là Nhân vật chính -> Nhân vật phản diện -> Object tương tác -> Background. Màu sắc có thể giúp làm cho hệ thống cấp bậc này có trực quan rõ ràng. Trong hội họa và phim ảnh, nguyên tắc này được sử dụng để dẫn dắt thị giác người xem đến những điểm cần chú trọng trong 1 khung hình. Trong thế giới ảo như game, khi người chơi thoải mái tương tác với các vật thể và môi trường, nguyên tắc này là kim chỉ nam của game designer vì nó giúp người chơi biết làm gì: đi đâu, bem ai, nhặt cái gì v.v Do đó Value, Saturation and Hue của Colour đều quan trọng trong quá trình phân biệt các object trong game

LIMBO (Focus bằng Value)

Portal (Focus bằng Saturation)

Drift Stage (Focus bằng Hue)

 

4. Phát triển diễn biến

Màu sắc có thể ngầm giúp cung cấp thông tin cho người chơi biết rằng game mình đang chơi có những biến chuyển nhất định về không gian, thời gian.

  • Game Journey thể hiện rất rõ sự thay đổi trong game flow: theme thay đổi khi nhân vật chính bước chân đến những vùng đất mới.
  • Trong Geometry Dash, background game thậm chí thay đổi như 7 sắc cầu vồng với mục đích làm cho các cấp trò chơi rõ ràng hơn về mặt hiển thị

 

5. Logic Game

Không chỉ đơn thuần là hiển thị, màu sắc thường xuyên được đóng vai “nhân vật chính” hoặc có tác động rất lớn đến logic của game. Đối với các game casual, một cách đặt ra luật chơi dễ nắm bắt nhất, ngay những giây đầu tiên làm quen thường thông qua màu sắc.

  • Exit Palette – 1 game giải đố thuần túy có ứng dụng màu vào logic game. Mục tiêu của trò chơi này là đưa nhân vật chính đến cổng Exit của mỗi level bằng cách tô màu vào các vật thể gặp trên đường đi. Màu sắc khác nhau sẽ đem lại hiệu quả khác nhau, người chơi cần kết hợp các màu vào các đồ vật một cách hợp lý và đi về được đích
  • Tương tự, Hue là game mà người chơi có thể thay đổi màu của background game, nhờ đó mà một số vật cản cùng màu với background sẽ biến mất hoặc có thể tương tác được
  • Mọi người có thể tham khảo thêm các game: The color!SpecimenBlendokuHuedokuBrandseen

 

6. Signifiers (Báo hiệu) và Identifiers (Định danh)

Màu sắc đóng vai trò Identifiers thường gặp nhất thông qua HUD của các game chiến thuật hay hành động: dùng để phân biệt hay tập hợp các nhóm đối tượng trong game. Màu sắc sử dụng nếu đóng vai trò là Identifiers thường là những màu cơ bản đơn sắc, không dễ bị lẫn.

Killzone

Rise of Nations

 

Signifier thường đóng vai trò như 1 phần gắn lên hoặc cả 1 game object. Khi nhìn vào, người chơi sẽ biết ngay họ có thể điều khiển/tương tác được với Signifier thông qua màu sắc đặc trưng. Signifier thường được giới thiệu ngay ở phần Tutorial và là logic game xuyên suốt. Ví dụ:

  • Trong Mirror Edge, nhân vật chính chỉ có thể tương tác được (bám, víu…) với những vật phẩm tô màu Bright Red – cũng là tông màu chủ đạo của game
  • Trong Portal, 2 cánh cổng Blue-Orange luân phiên nhau đóng vai trò như Cổng đi ra – Cổng đi vào (nếu đi vào cổng xanh thì sẽ đi ra ở cổng vàng và ngược lại)

 

7. Mở rộng content game

Một cách thêm content game tốn ít chi phí và cũng khá hiệu quả đó là thay đổi màu. Đối với những game mini casual, level design thường có xu hướng giống y hệt nhau, không gây được ấn tượng và rất nhanh chán nếu chơi đến lần thứ 3. Bằng cách thay đổi màu của background sẽ giúp các level có sự khác biệt hơn khi nhìn bằng mắt thường, và giúp người chơi cảm thấy game đa dạng và chiều sâu hơn. Anh em nào hardcore có thể tham khảo bài viết này về các thuật toán random màu sử dụng trong game xD

Splice

Tiny Wings

Nhấn để đánh giá bài viết!
[Số đánh giá: 0 Trung bình: 0]

Có thể bạn quan tâm

Để lại bình luận